VN-Index đóng cửa tuần giao dịch thứ 31.2024 tại mốc 1,236.6 điểm, giảm nhẹ -5.51 điểm tương đương -0.44% so với tuần trước. Số phiên tăng nhiều hơn phiên giảm (3 phiên tăng/ 2 phiên giảm) nhưng thị trường vẫn đóng cửa tuần với giá trị thấp hơn, đặc biệt sau cú điều chỉnh mạnh vào chiều phiên 1/8 (giảm -1.96%), là phiên giảm sâu nhất kể từ tháng 6.
Giá trị giao dịch của VN-Index đi ngang so với tuần 31.2024 khi chỉ đạt 16,070.3 tỷ đồng, giảm -0.2% so với tuần trước và giảm -12.2 so với trung bình 5 tuần gần nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ tính thanh khoản của 4 phiên (ngoại trừ phiên giảm mạnh ngày 1/8) thì giá trị giao dịch trung bình ở mức rất thấp khi chỉ đạt 14,747 tỷ đồng.
Xu hướng dòng tiền tăng tỷ trọng ở nhóm Thực phẩm, Công nghệ Thông tin và giảm ở Ngân hàng, Bán lẻ và Hóa chất.
Cả hai nhóm vốn hóa vừa (VNMID) và nhỏ (VNSML) đều có xu hướng giảm điểm đồng thuận theo thị trường, VNMID (giảm-2.45%), VNSML (giảm-2.65%). Chỉ có duy nhất nhóm vốn hóa lớn (VN30) giảm ít hơn so với thị trường (-0.06%).
Độ rộng của thị trường ở mức tiêu cực trong tuần qua khi có 276 mã giảm trên 98 mã tăng, tuy nhiên nhóm VN30 lại khá trung tính khi nhóm VN30 có 14 mã tăng/ 16 mã giảm.
Nhóm Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 947.8 tỷ đồng. Trong khi, Nhóm nhà đầu tư Cá nhân quay đầu bán ròng 547.9 tỷ đồng, đây là tuần bán ròng thứ 2 liên tiếp và Nhóm nhà đầu tư Nước ngoài bán ròng 399.9 tỷ đồng.
Nhận định: Kịch bản tiêu cực tiếp tục xảy đến khi thị trường liên tục phá vỡ ngưỡng hỗ trợ quan trọng (1,220 điểm) cùng với thanh khoản giảm mạnh và không có lực mua chủ động, có thể khiến thị trường tiếp tục rơi vào kịch bản xấu trong tuần tiếp theo, nhất là khi thị trường đang trong giai đoạn “vùng trũng” thông tin sau Mùa công bố Báo cáo tài chính Quý 2. Chúng tôi duy trì quan điểm thận trọng về thị trường, mốc MA200 trong giai đoạn này sẽ đóng vai trò vững chắc cho giá của cổ phiếu đối với nhà đầu tư lướt sóng hoặc tìm cơ hội khi thị trường rơi vào kịch bản xấu (VN-Index về vùng hỗ trợ 1,150-1,180 điểm).
Các yếu tố tác động đến thị trường tuần này: (1) Lo ngại kinh tế Mỹ suy thoái nếu Fed đã chậm trễ trong việc hỗ trợ nền kinh tế, (2) Căng thẳng Trung Đông gia tăng và (3) Nhà đầu tư thực hiện chiến lược giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) bằng đồng Yen sau khi BoJ tăng lãi suất tác động đến thị trường chứng khoán toàn cầu.
Vui lòng xem cáo cáo chi tiết: Báo cáo thị trường tuần 32.2024
Chia sẻ