VN-Index đóng cửa tuần giao dịch thứ 30.2024 tại mốc 1,242.1 điểm, tiếp tục giảm -22.67 điểm, tương đương giảm -1.79% so với cuối tuần 29. Mặc dù, chỉ số đóng cửa giảm nhẹ so với mở cửa nhưng đa số các phiên trong tuần có biên độ biến động lớn 20-27 điểm trong phiên. Lực mua và bán chủ động duy trì ở mức thấp trong hầu hết các phiên giao dịch trong tuần.
Giá trị giao dịch của VN-Index suy giảm trong tuần 30.2024 khi chỉ đạt 16,098 tỷ đồng, giảm -17.4% so với tuần trước và giảm -18.5% so với mức trung bình 5 tuần gần nhất.
Tỷ trọng dòng tiền giảm từ nhóm Ngân hàng (đạt đỉnh 12 tuần kể từ tuần trước), Thép, Công nghệ Thông tin và hồi phục ở các nhóm Chứng khoán, Dịch vụ Dầu khí, Thực phẩm.
Cả 3 nhóm vốn hóa đều có xu hướng giảm điểm đồng thuận theo thị trường, lần lượt nhóm vốn hóa lớn (giảm -1.57%), nhóm vốn hóa vừa (giảm -2.39%), vốn hóa nhỏ (giảm -2.85%). Sức mạnh dòng tiền, nhóm vốn hóa vừa thu hút dòng tiền trở lại khi tăng tỷ trọng từ 37.2% lên 40.7%. Ngược lại, nhóm vốn hóa lớn và vốn hóa nhỏ đều suy giảm tỷ trọng từ 50.9% và 11.9% xuống còn 48.1% và 11.3%.
Nhóm nhà đầu tư Cá nhân quay đầu bán ròng 2,490.1 tỷ đồng sau 13 phiên liên tục mua ròng trước đó. Trong khi đó, Nhóm nhà đầu tư Nước ngoài mua ròng trở lại sau 20 tuần bán liên tiếp với giá trị mua ròng 420.4 tỷ đồng. Nhóm Nhà đầu tư tổ chức mua ròng 2,069.8 tỷ đồng, trong đó Tự Doanh mua ròng 1,623.5 tỷ đồng.
Nhận định: Kịch bản tiêu cực với xác suất kỹ thuật cao nhất đã xảy ra trong tuần trước khi thị trường rơi về vùng 1,220 điểm. Dòng tiền (lực mua chủ động) rất thấp cho thấy tâm lý e ngại của Nhà đầu tư khi mua cổ phiếu ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi duy trì quan điểm thận trọng về thị trường, khuyến nghị Nhà đầu tư giữ nguyên tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp (<30%) và tránh mở mua mới. Trong tuần này, thông tin đáng chú ý là công bố số liệu vĩ mô trong nước tháng 7 và cuộc họp của Fed vào 30-31/07 về lộ trình cắt giảm lãi suất cuối năm.
Vui lòng xem cáo cáo chi tiết: Báo cáo thị trường tuần 31.2024
Chia sẻ