Là một nhà đầu tư chắc hẳn bạn thấy FOMO là cụm từ phổ biến, xuất hiện ở nhiều nơi. Ta vẫn thường đùa với nhau rằng “Đừng có mà FOMO nhé”, “Ôi lại dính FOMO rồi”…
Vậy bẫy cảm xúc FOMO là gì trong đầu tư chứng khoán và liệu cạm bẫy này đáng sợ như thế nào?
FOMO là từ viết tắt của Fear Of Missing Out – Một trạng thái tâm lý bắt nguồn từ cảm giác sợ hãi bỏ lỡ cơ hội hay bỏ lỡ một điều gì đó rất giá trị. Hiệu ứng này khiến bạn luôn có những hành động bộc phát, đi theo đám đông vì sợ bị bỏ rơi, không bắt kịp xu hướng thời đại.
• Tại sao những nhà đầu tư khác biết chọn đúng thời điểm đầu tư?
• Tại sao lợi nhuận của họ lại cao hơn của mình?
Khi những câu hỏi này xuất hiện, chắc chắn phần nào Nhà đàu tư đã mắc phải bẫy cảm xúc – FOMO. Bẫy cảm xúc khiến Nhà đầu tư lúc nào cũng cảm thấy mình bị thua kém, họ lao đầu vào đầu tư, thậm chí theo số đông với hy vọng sẽ kiếm lời giống như người khác. Thế nhưng một khi chiến lược giao dịch đã bị chi phối bởi cảm xúc, nó rất khó để thành công.
Có rất nhiều “Cá Mập tay to” lợi dụng tâm lý này của Nhà đầu tư để kéo giá cổ phiếu đi lên trong thời gian ngắn khiến Nhà đầu tư tin rằng đây sẽ là cổ phiếu tốt và có xu hướng mua vào. Khi cổ phiếu đạt đỉnh, đó cũng là lúc “Cá Mập” chốt lời khiến bộ phận Nhà đầu tư đã mua vào trước đó hoảng loạn, đua nhau bán tháo và thua lỗ sẽ là điều tất yếu.
– Do tâm lý sợ bỏ lỡ: Sự ám ảnh về thành công luôn là liều thuốc độc gây ra tâm lý sợ bỏ lỡ, và đây cũng chính là nguyên nhân số 1 khiến hầu hết nhà đầu tư rơi vào bẫy FOMO.
Không có để bắt gặp trường hợp bỗng dưng cổ phiếu mình đang nắm giữ tăng giá mạnh. Nhiều nhà đầu tư thay vì cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng, họ chọn cách mua vào thật nhiều. Ngay cả khi đã đạt mức lãi kỳ vọng đặt ra, họ cũng không nỡ bán vì sợ bỏ lỡ những đợt tăng giá sau đó. Và hậu quả sẽ thật nặng nề nếu giá cổ phiếu quay đầu và giảm đột ngột nếu không ứng phó kịp thời.
– Do có niềm tin thái quá vào thị trường: Đặt quá nhiều kỳ vọng vào thị trường là nguyên nhân số 2 dẫn đến bẫy cảm xúc FOMO. Một số Nhà đầu tư tin rằng chỉ cần giữ danh mục thật lâu kiểu gì sau này cũng tăng, không sợ bị lỗ.
Điều này đúng, nhưng không phải là tất cả, thị trường chứng khoán không dễ thao túng đến thế. Nếu Nhà đầu tư luôn giữ ý nghĩ chủ quan như trên chắc chắn sẽ không đem lại được kết quả như ý mà đôi khi còn trở thành đối tượng dễ bị “lùa gà”.
– Do thiếu kiến thức về đầu tư: Phần lớn những nhà đầu tư F0 khi tham gia chúng khoán có rất ít hoặc không có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư. Họ thường đi học hỏi từ người đi trước hoặc là giao dịch thật nhiều để làm quen với thị trường. Cạm bẫy FOMO luôn luôn tiềm ẩn, vì thế nếu không thật sự hiểu về thị trường, bạn sẽ dễ bị cuốn theo đám đông, mất bình tĩnh mỗi khi bắt gặp vất ngã trên thị trường, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm.
– Do quá tự mãn vào bản thân: Việc quá tự mãn với những quyết định của bản thân đôi khi khiến Nhà đầu tư mất cảnh giác và bỏ qua những biến động quan trọng trên thị trường. Tự tin là một điều cần thiết, nó giúp chúng ta luôn vững vàng với từng quyết định. Tuy nhiên tự tin đúng lúc, đúng thời điểm để bản thân không bị chủ quan thái quá và trở tay kịp thời khi thị trường xảy ra biến động.
Để tránh bẫy tâm lý FOMO, nhà đầu tư cần tỉnh táo để biết khi nào nên dừng lại để cắt lỗ. Trong điều kiện biến động của thị trường, nhà đầu tư không nên cố chấp nắm giữ cổ phiếu để gồng lỗ ở cuối chu kỳ tăng giá. Biết cắt lỗ đúng thời điểm cũng là lưu ý để tránh hiệu ứng FOMO được khuyên bởi chuyên gia HDS.
Chia sẻ