1. Quy định chung

Quy định chung về giao dịch đối với Trái phiếu niêm yết trên sàn HNX/HOSE đối với Nhà đầu tư cá nhân trong nước như sau:

Quy định chung về giao dịch đối với Trái phiếu hBond đối với Nhà đầu tư cá nhân trong nước như sau:

Bước 1. Mở tài khoản giao dịch (tài khoản tiền/chứng khoán, tài khoản giao dịch)

Bước 2. Ký quỹ giao dịch

Khi đặt lệnh mua hBond, khách hàng thực hiện ký quỹ 100% tiền giao dịch.

Khi đặt lệnh bán hBond, khách hàng phải có đủ số lượng hBond bán.

Bước 3. Đặt lệnh giao dịch

Điền phiếu lệnh mua/bán hBond theo mẫu của HDS, hoặc thực hiện đặt lệnh trên các nền tảng trực tuyến do HDS cung cấp tại từng thời kỳ.

Bước 4. Nhận kết quả giao dịch chi tiết tại Công ty Chứng khoán đặt lệnh giao dịch.

Bước 5. Thanh toán ngay trong ngày thực hiện giao dịch, tiền/chứng khoán sẽ được chuyển tới tài khoản của khách hàng thông qua hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu.

 

Giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định của Bộ Luật Lao động.

– Đối với Trái phiếu hBond do HDS phân phối:

  • Giao dịch tại HNX

 

Thời gian giao dịch

Phiên Phương thức giao dịch Giờ giao dịch Loại lệnh giao dịch
Phiên sáng Giao dịch thỏa thuận 09h00 - 11h30 Lệnh thỏa thuận điện tử
Nghỉ giữa hai phiên sáng - chiều 11h30 - 13h00
Phiên chiều Giao dịch thỏa thuận 13h00-14h45

 

  • Trái phiếu phát hành từ năm 2020 trở về trước: Giao dịch chuyển nhượng tại HDS từ 8h30 đến 16h00

 

– Đối với TPDN niêm yết:

  • Giao dịch tại HOSE

 

Thời gian giao dịch trái phiếu tại HOSE

Phiên Phương thức giao dịch Giờ giao dịch
Phiên sáng Giao dịch thỏa thuận 09h00 - 11h30
Nghỉ giữa hai phiên sáng- chiều 11h30-13h00
Phiên chiều Giao dịch thỏa thuận 13h00 - 15h00
  • Giao dịch tại HNX
Phiên Phương thức giao dịch Giờ giao dịch Loại lệnh giao dịch
Phiên sáng Khớp lệnh liên tục I 09h00 - 11h30 Lệnh giới hạn (LO)
Giao dịch thỏa thuận 09h00 - 11h30
Nghỉ giữa hai phiên sáng- chiều 11h30 - 13h00
Phiên chiều Khớp lệnh liên tục II 13h00 - 14h30
Khớp lệnh định kỳ đóng cửa 14h30-14h45
Giao dịch thỏa thuận 13h00 - 15h00

– Đối với TP chính phủ: 

    • Giao dịch tại HNX
Phiên Phương thức giao dịch Giờ giao dịch
Phiên sáng Giao dịch thỏa thuận 09h00 - 11h30
Nghỉ giữa hai phiên sáng- chiều 11h30-13h00
Phiên chiều Giao dịch thỏa thuận 13h00 - 14h45
Loại lệnh
HOSE HNX
Giao dịch thỏa thuận - Giao dịch thỏa thuận
- Lệnh giới hạn
- Lệnh ATC

Đối với trái phiếu hBond do HDS phân phối:

Các loại lệnh đối với TP do HDS PP 1

Loại giao dịch Loại lệnh
Giao dịch mua Lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn. Lệnh báo cáo giao dịch.
Giao dịch bán Lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn. Lệnh báo cáo giao dịch.

Đối với TPDN niêm yết:

Loại lệnh
HOSE HNX
Giao dịch thỏa thuận - Giao dịch thỏa thuận
- Lệnh giới hạn
- Lệnh ATC

ATC (Lệnh ATC): giao dịch tại mức giá khớp lệnh (giá đóng cửa), được ưu tiên khớp trước lệnh giới hạn và tự động hủy bỏ đối với phần chưa được khớp khi hết phiên giao dịch.

LO (Lệnh giới hạn)

  • Là lệnh có ghi giá cụ thể, mua/bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn.
  • Hiệu lực của lệnh: đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc đến khi được hủy bỏ
Phương thức giao dịch hBond TPDN niêm yết
Tại HOSE Tại HNX
Giao dịch thỏa thuận điện tử X    
Giao dịch thỏa thuận thông thường X  
Giao dịch thỏa thuận   X X
Khớp lệnh định kỳ đóng cửa     X
Khớp lệnh liên tục   X

 

– Giao dịch thỏa thuận điện tử: là hình thức giao dịch trong đó thành viên giao dịch nhập lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn vào hệ thống hoặc lựa chọn các lệnh đối ứng phù hợp đã được nhập vào hệ thống để thực hiện giao dịch.

– Giao dịch thỏa thuận thông thường: là hình thức giao dịch trong đó các bên tự thỏa thuận với nhau bằng công cụ gửi tin nhắn trên hệ thống giao dịch hoặc bằng các phương tiện liên lạc ngoài hệ thống về các điều kiện giao dịch và báo cáo kết quả vào hệ thống giao dịch trái phiếu riêng lẻ để xác lập giao dịch.

– Khớp lệnh định kỳ:

  • Là phương thức giao dịch được hệ thống thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán tại thời điểm xác định.
  • Nguyên tắc xác định giá thực hiện: 
    + Là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất.
    + Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

– Khớp lệnh liên tục:

  • Là phương thức giao dịch được hệ thống thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

Nguyên tắc xác định giá thực hiện: là mức giá của các lệnh đối ứng đang nằm chờ.

– Đối với hBond do HDS phân phối:

Áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận điện tử và thỏa thuận thông thường

– Đối với TPDN niêm yết

  • Áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc
  • Áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh:

Ưu tiên về giá:

+  Lệnh mua với mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.

+  Lệnh bán với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.

Ưu tiên về thời gian:

+  Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước được ưu tiên thực hiện trước.

HƯỚNG DẪN MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
  1. HƯỚNG DẪN MỞ TÀI KHOẢN

1 . Mở tài khoản trực tiếp tại quầy

Đối với khách hàng cá nhân trong nước mở TKCK:

02 bản gốc mẫu Giấy đề nghị kiêm hợp đồng mở tài khoản;

01 bản sao CCCD mới có xác nhận đối chiếu bản chính.

01 bản gốc Hợp đồng/ Văn bản ủy quyền có xác nhận của Văn phòng công chứng/cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực (nếu có).

01 bản sao CCCD/CMT của người được ủy quyền đã đối chiếu bản chính (nếu có)

  1. Đối với khách hàng cá nhân nước ngoài mở TKCK: vui lòng liên hệ với HDS để được hướng dẫn.
  2. Đối với khách hàng tổ chức mở TKCK:

02 bản gốc mẫu Giấy đề nghị kiêm hợp đồng mở tài khoản;

01 Bản sao (có chứng thực trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày gửi hồ sơ) Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập (hoặc văn bản khác có giá trị pháp lý tương đương);

01 Bản sao (có chứng thực trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày gửi hồ sơ) CMND/CCCD/Hộ chiếu người đại diện tổ chức;

01 bản gốc Hợp đồng/ Văn bản ủy quyền của Đại diện Pháp luật công ty cho người được đại diện tổ chức ký (nếu người ký không phải ĐDPL).

 

  1. Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch trực tuyến eKYC

Quý khách truy cập vào trang web https://openaccount.hdbs.vn/, sau đó nhập đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.

Quý khách vui lòng xem hướng dẫn mở tài khoản eKYC tại đây.

Nếu Quý khách cần hướng dẫn chi tiết, vui lòng liên hệ Phòng Môi giới – ĐT: (84.28) 7307 6966 – Email: support@hdbs.vn

HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH TIỀN

Chuyển khoản: 

– Để sử dụng dịch vụ chuyển khoản trực tuyến, Quý khách vui lòng đến đăng ký trực tiếp tại HDS hoặc điền đầy đủ thông tin theo mẫu và gửi về cho HDS.
– Quý khách chỉ được chuyển tiền cho các tài khoản đã đăng ký trước

Bước 1: Sau khi đăng nhập vào tài khoản giao dịch trực tuyến tại website https://www.hdbs.vn hoặc sử dụng mobile app, Quý khách chọn mục “Chuyển tiền”.

Bước 2: Chọn số tài khoản muốn chuyển tiền đến trong các tài khoản đã đăng ký trước.

Bước 3: Nhập vào số tiền muốn chuyển bằng số và xác nhận lại bằng chữ.

Bước 4: Nhập vào nội dung chuyển tiền.

Bước 5: Bấm lấy mã xác thực, nhập OTP SMS vừa nhận được và bấm nút Chuyển tiền để tiến hành giao dịch.

Lệnh chuyển tiền sẽ được chuyển vào hệ thống và chờ HDS xử lý.

* Lưu ý:

– Hạn mức chuyển tiền tối đa ra ngân hàng của khách hàng/ngày: 5.000.000.000 VND/ngày

– Hạn mức chuyển tiền tối đa ra ngân hàng của một giao dịch: 1.000.000.000 VND

– Hạn mức chuyển tiền tối thiểu ra ngân hàng của một giao dịch: 100.000 VND

– Quý khách có thể theo dõi trạng thái và sao kê chuyển tiền thông qua mục “Lịch sử chuyển tiền trực tuyến”, trong đó có các trạng thái:

+ Chờ xác nhận: Lệnh chuyển tiền đang chờ HDS xử lý.
+ Chờ thanh toán: Lệnh chuyển tiền đã được HDS chuyển tới Ngân hàng.

– Lệnh chuyển tiền của Quý khách sẽ được HDS thực hiện ngay, tuy nhiên thời gian chuyển tiền sang Ngân hàng khác có thể mất 1 đến 2 ngày nếu khác hệ thống.
– Phí chuyển khoản sẽ do Quý khách chi trả nếu có phát sinh.
– Để đảm bảo an toàn cho giao dịch của Quý khách, Quý khách nên đăng ký tài khoản nhận tiền chuyển là tài khoản của Quý khách hoặc của người nhận uỷ quyền

.

1. Khác biệt giữa trái phiếu và gửi tiết kiệm

Cả trái phiếu và gửi tiết kiệm đều mang lại lợi nhuận cố định cho khách hàng trên khoản tiền gốc được bỏ ra. Tuy nhiên, có 2 điểm khác nhau như sau:

  • Lãi suất của trái phiếu thường cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm
  • Các trái phiếu được phát hành thường có tài sản đảm bảo. Trong trường hợp các tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán lãi và gốc cho các trái chủ thì các tài sản đảm bảo này sẽ được thanh lý và dòng tiền thu về từ việc thanh lý này sẽ được dùng để hoàn trả gốc cùng lãi cho các trái chủ.

Đối với vay ngân hàng, kênh huy động vốn duy nhất của các doanh nghiệp chỉ là các ngân hàng thương mại.

Đối với phát hành trái phiếu, kênh huy động vốn của các doanh nghiệp sẽ rộng hơn bao gồm các cá nhân, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, tổ chức tài chính,…

Ngoài ra, phát hành trái phiếu giúp tăng độ nhận diện của các doanh nghiệp trên thị trường tài chính.

Nghị định 163/2018/NĐ-CP và thông tư 162/2015/TT-BTC quy định rõ việc phát hành đối với trái phiếu riêng lẻ (dưới 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp) và phát hành ra công chúng.

Nghị định 163/2018/NĐ-CP và thông tư 162/2015/TT-BTC quy định rõ việc phát hành đối với trái phiếu riêng lẻ (dưới 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp) và phát hành ra công chúng.

Thông thường các trái phiếu phát hành riêng lẻ sẽ được doanh nghiệp ủy quyền cho một số tổ chức tài chính thực hiện việc phân phối tới nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư muốn đầu tư trái phiếu riêng lẻ cần thực hiện mua bán thông qua các tổ chức phân phối.

Các trái phiếu phát hành ra đại chúng vẫn được niêm yết và mua bán thông qua sàn HSX và HNX tương tự như cổ phiếu.

Trái phiếu dành cho các nhà đầu tư có nhu cầu nhận được lợi nhuận cố định cao hơn so với hình thức gửi tiết kiệm và không phải chịu rủi ro mất vốn cao như hình thức đầu tư cổ phiếu.